Hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường sắt kết nối TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đang được tăng tốc đầu tư sau khi sáp nhập và hợp nhất tỉnh thành. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được khẳng định sẽ nối đường sắt đô thị ra toàn bộ TP. Hồ Chí Minh mở rộng (gồm Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) đến tận Tây Ninh và Đồng Nai.
Các chính sách về lao động, việc làm hay về xuất nhập cảnh, cư trú đối với chuyên gia… được quy định tại Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Với cơ chế pháp lý vượt trội, chuẩn mực quốc tế và hàng loạt ưu đãi về thuế, tuyển dụng, ngoại tệ và xuất – nhập cảnh, Trung tâm Tài chính Quốc tế kỳ vọng đưa Tp.HCM trở thành điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư tài chính toàn cầu.
TP. Hồ Chí Minh đang tăng tốc hiện thực hóa khát vọng trở thành Trung tâm Tài chính quốc tế (TTTCQT) vươn tầm khu vực và toàn cầu, với hàng loạt động thái quyết liệt ngay sau khi Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết 222/2025/QH15.
Việc mở rộng địa giới hành chính là cơ hội lớn để TP.HCM phát triển đột phá, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp (DN). Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) thẳng thắn chia sẻ về những vướng mắc, kiến nghị và kỳ vọng để cộng đồng DN thích ứng và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung.
Thị trường tài chính Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, sẵn sàng cho Trung tâm Tài chính quốc tế bằng cách đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt và xây dựng chính sách đặc thù.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
(KTSG Online) - Liệu các chính sách ưu đãi có tiếp tục duy trì hoặc mở rộng sau sáp nhập địa phương, đặc biệt tại siêu đô thị như TPHCM sau sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hay không?
Hai Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được xác định thành lập tại TPHCM và TP Đà Nẵng. Do được “sinh sau” so với các nước trong khu vực và thế giới nên cần chính sách vượt trội và có những sản phẩm riêng biệt thì mới đủ sức cạnh tranh.
Trong bối cảnh toàn cầu chuyển mình mạnh mẽ theo hướng phát triển xanh, bền vững và bao trùm, 3 trụ cột Môi trường – Xã hội và Quản trị (ESG) đã trở thành chuẩn mực mới trong chiến lược phát triển của các quốc gia và mỗi doanh nghiệp trên toàn cầu.
Với định hướng phát triển bền vững, TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) đang từng bước triển khai các dự án trọng điểm theo tiêu chí tăng trưởng xanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025. Chiến lược này không chỉ đặt nền móng cho sự bứt phá của thành phố trong giai đoạn hậu COVID-19 mà còn thể hiện quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sống đô thị và năng lực cạnh tranh dài hạn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, các cơ chế, chính sách áp dụng tại trung tâm tài chính có tính đột phá, cạnh tranh, trong đó chính sách thuế, đất đai, hạ tầng, nhân lực, bảo hiểm đã vượt trội so với một số trung tâm tài chính quốc tế khác.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng tất cả các trung tâm tài chính quốc tế đều rất tránh việc xây dựng một "thiên đường về thuế" để thu hút các định chế tài chính về nước mình, Việt Nam cũng làm tương tự.
(ĐTTCO) - Với bối cảnh hợp nhất cùng Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM mới phải nhanh chóng nghiên cứu: động lực tăng trưởng trọng yếu nào sẽ giúp nâng cao năng suất, kết hợp với khát vọng tăng trưởng cao, bền vững, để đạt được thu nhập cao đến năm 2030.
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh.