Thứ hai, 04/02/2013 05:52 GMT
Trong nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của Thành Phố, năm 2000, HFIC đã tiếp nhận khoản vay 2,5 triệu USD (tương đương 37,5 tỷ đồng) từ Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB) để lập Quỹ xoay vòng phục vụ cho chương trình giảm thiểu ô nhiễm, sản xuất....
Trong nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của Thành Phố, năm 2000, HFIC đã tiếp nhận khoản vay 2,5 triệu USD (tương đương 37,5 tỷ đồng) từ Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB) để lập Quỹ xoay vòng phục vụ cho chương trình giảm thiểu ô nhiễm, sản xuất sạch hơn với kết quả đã cho vay 17 dự án, giá trị giải ngân đạt 58,6 tỷ đồng (tương đương 3,9 triệu USD). Quá trình thực hiện đã chứng tỏ được năng lực của HFIC từ thẩm định dự án đến giải ngân, quản lý và thu hồi vốn.
Tiếp nối thành công từ việc thu hút nguồn vốn của ADB, HFIC đã tích cực tìm kiếm và đàm phán với các tổ chức nước ngoài khác. Kết quả đạt được như sau:
+ Năm 2006, HFIC tiếp nhận khoản tín dụng 30 triệu Euro từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực của HFIC, các chủ đầu tư và các cơ quan chức năng của thành phố với tổng giá trị là 1,5 triệu Euro.
+ Năm 2007, HFIC tiếp nhận khoản tín dụng 50 triệu USD của Ngân hàng thế giới (WB)
+ Năm 2011, HFIC tiếp nhận khoản tín dụng thứ hai trị giá 20 triệu Euro từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD).
|
Thêm vào đó, HFIC đã tham gia ký kết trong khoản tín dụng 190 triệu USD
từ WB cho các Quỹ đầu tư địa phương (LDIF). Năm 2013, HFIC bắt đầu triển
khai cho vay lại đối với các tiểu dự án được sử dụng nguồn vốn LDIF
này.
Qua việc thực hiện tốt các cam kết trong các Hiệp định tài
trợ, HFIC đã chứng minh sự hiệu quả trong quản lý và chủ động trong mọi
hoàn cảnh, năng động trong tìm kiếm khách hàng mà vẫn nghiêm túc thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với nhà tài trợ cũng như những quy
định của luật pháp Việt Nam.
Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ phát triển
(ODA), thông qua sự bảo lãnh của thành phố, HFIC đã có 1 khoản vay
thương mại trực tiếp từ Ngân hàng Clayton và Ngân hàng Société Générale
để cho vay lại dự án xây dựng Cầu Phú Mỹ (với tổng giá trị tương đương
1.939 tỷ đồng). Việc giải ngân đã hoàn tất trong năm 2009 và bắt đầu
hoàn vốn từ năm 2010.