Chủ nhật, 03/02/2013 12:58 GMT
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Thành phố Hồ Chí Minh
- Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
- Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
-
Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy
định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí
Minh;
- Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
-
Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về
phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương;
- Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày
08 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn phát hành trái phiếu
Chính phủ tại thị trường trong nước;
- Thông tư số 81/2012/TT-BTC
ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước;
2. Giới thiệu chung về trái phiếu
- Tên gọi của trái phiếu: TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh phát hành (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán
nợ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
đối với người sở hữu trái phiếu theo mệnh giá và lãi suất danh nghĩa.
- Chủ thể phát hành là Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy
ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước
thành phố thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tổ chức phát hành trái phiếu theo
quy định.
- Đối tượng tham gia mua trái phiếu là các tổ chức và cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
3. Mục đích phát hành
Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh phát hành nhằm huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố theo quy định của Luật Quản
lý nợ công và Luật Ngân sách nhà nước. Đây là trái phiếu nghĩa vụ chung,
được phát hành để bổ sung nguồn chi cho đầu tư phát triển của địa
phương. Nguồn hoàn trả trái phiếu được đảm bảo từ nguồn thu của ngân
sách thành phố.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
a. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu
- Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.
-
Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho,
tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan
hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
b. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
-
Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ
lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Việc phát hành trái phiếu được thực hiện theo các phương thức sau
- Đấu thầu phát hành.
- Bảo lãnh phát hành.
- Đại lý phát hành.
6. Hình thức phát hành
Trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
7. Đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu
Trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung, thanh toán bù trừ tại Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được niêm yết, giao dịch tập trung
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
8. Một số kết quả đạt được
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của Thành
phố Hồ Chí Minh trong các năm qua nhằm cân đối nguồn vốn cho nhu cầu
đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thành phố.
Công
ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố
ủy quyền thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tổ chức phát hành trái phiếu theo
quy định. Tính từ năm 2003 đến cuối tháng 09/2013, khối lượng trái phiếu
phát hành thành công là 15.871 tỷ đồng. Việc thanh toán gốc, lãi trái
phiếu đến hạn luôn được Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đầy đủ và đúng
hạn.
Việc phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM không những mở ra một
kênh huy động vốn mới, có những ưu điểm là có thể có thời hạn dài và ổn
định, mức chi phí vốn hợp lý, góp phần đáng kể trong việc huy động vốn
cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đồng thời khắc phục một số hạn chế
trong việc huy động tín dụng từ các ngân hàng của chính quyền địa
phương...mà còn có ý nghĩa lớn về mặt thực hiện chủ trương thí điểm phát
hành trái phiếu của chính quyền địa phương theo cơ chế "tự vay, tự trả"
ở nước ta, mở ra triển vọng nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân
sách đầu tư của chính quyền địa phương.