Cán bộ, nhân viên Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật
Chương Trình Kích Cầu Đầu Tư

Hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư công theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ (Phần 1)

Thứ sáu, 26/02/2021 14:43 GMT
Ngày 06/04/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 thay thế cho Luật đầu tư Công năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14. Theo đó, quy trình và thủ tục đầu tư có nhiều điểm cập nhật, bổ sung quan trọng.

 

Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư công theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ được hệ thống thành các bước như sau:

- Bước 1: Lập, phê duyệt và giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm (gồm 2 điều, Điều 36 và Điều 37 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

- Bước 2: Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đẩu tư công (gồm 8 điều, từ Điều 5 đến Điều 12 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

- Bước 3: Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công (gồm 12 điều, từ Điều 13 đến Điều 24 của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

  

Ngày 13/06/2019, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư công năm 2019, trong đó
có nhiều thay đổi, bổ sung so với Luật đầu tư công năm 2014 

 

BƯỚC 1 - Lập, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm:

Nguyên tắc: Kế hoạch trung hạn không phải khung cứng mà chủ yếu mang tính định hướng, việc phân bổ vốn và thực hiện chủ yếu tập trung vào kế hoạch hằng năm.

Lập kế hoạch đầu tư và thẩm quyền phê duyệt: 

1.1. Kế hoạch trung hạn (khoản 1 Điều 36 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP): đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư lập kế hoạch đầu tư trung hạn báo cáo Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý để tổng hợp, báo cáo Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi (khoản 1 Điều 36 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP) (không cần thẩm định và giao). Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại Điều 49 Luật đầu tư công năm 2019. 

1.2. Kế hoạch hằng năm (khoản 1 Điều 37 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP): đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư lập kế hoạch đầu tư hàng năm trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư hàng năm sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư theo quy định tại Điều 50 Luật đầu tư công năm 2019, gồm:

     • Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.

     • Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch.

     • Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch.

     • Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hàng năm.

     • Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.

Theo Hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố tại Công văn số 6159/SKHĐT-THQH ngày 13/08/2020 về báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2020 và xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021. Trong đó, hướng dẫn các bước xây dựng kế hoạch vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp dành để đầu tư theo quy định của pháp luật như sau:

- Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào khả năng từng nguồn thu cụ thể, xây dựng kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật theo các nội dụng dưới đây:

     • Dự kiến kế hoạch từng nguồn thu cụ thể của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật, căn cứ pháp lý để lại các khoản thu này.

     • Dự kiến số vốn để lại cho đầu tư và dự kiến phương án phân bổ chi tiết theo Luật Đầu tư công 2019 và các quy định có liên quan, trên cơ sở dự kiến kế hoạch các khoản thu hợp pháp các đơn vị dành để đầu tư theo quy định của pháp luật

     • Dự kiến phương án phân bổ cụ thể đối với từng nguồn vốn theo các nguyên tắc quy định. 

 

Ngành y tế - Một trong những ngành điển hình có nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công

 

BƯỚC 2 - Trình tự, thủ tục thực hiện chủ trương đầu tư:

2.1. Cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (Mẫu số 03, 04 – Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

2.2. Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư. Trong đó, hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm A,B,C bao gồm: 

     • Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư do Chủ đầu tư thực hiện (Mẫu số 05 - Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

     • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A (Mẫu số 03 - Nghị định số 40/2020/NĐ-CP); báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B,C (Mẫu số 04 - Nghị định số 40/2020/NĐ-CP).

     • Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

2.3. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư: thẩm quyền riêng biệt cho 02 đối tượng: 

- Cơ quan nhà nước; 

- Đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số 09 - Nghị định số 40/2020/NĐ-CP)

 

 

*Lưu ý: Một số công việc cần lưu ý trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định:

- Trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư nên xin ý kiến của cấp uỷ tại đơn vị, lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể trong đơn vị như Công đoàn, Đoàn thanh niên…

- Đối với nguồn vốn vay, căn cứ khoản 3 Điều 50 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 quy định: 

“3. Đối với việc hình thành tài sản công quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Có đề án liên doanh, liên kết, phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm trả nợ và các chi phí khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết.”

Do vậy, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng vốn vay, cần có đề án vay vốn trong đó cần làm rõ các nội dung về phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn vay để báo cáo cấp có thẩm quyền (cấp trên quản lý trực tiếp) phê duyệt trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

- Trường hợp Chủ đầu tư dự kiến tham gia chương trình kích cầu của Thành phố theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố để được Ngân sách hỗ trợ lãi vay thì trình tự, thủ tục tham gia chương trình xem chi tiết tại Phụ lục đính kèm

Đỗ Hoàng Luân - Phòng KHNCPT

Xem phần tiếp theo

Phụ lục - Các bước thực hiện dự án khi tham gia chương trình kích cầu đầu tư theo Quyết định 50/2015/UBND ngày 30/10/2015 của UBND TP.HCM

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN