Cán bộ, nhân viên Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật
Tin Khác

Công bố báo cáo Việt Nam 2035

Thứ tư, 24/02/2016 13:50 GMT
Sáng 23-2, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức công bố "Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ" (gọi tắt là Báo cáo Việt Nam 2035).
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương; đại diện WB cùng đông đảo các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp...
 
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với những thành tựu của công cuộc đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và là một điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Từ chỗ thiếu đói cùng nền kinh tế bao cấp, kiệt quệ do chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo, nông sản hàng đầu, có nền kinh tế năng động, là đối tác, điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp toàn thế giới.
 

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ công bố Báo cáo Việt Nam 2035.

                                                            (Ảnh VGP)


 
Vui mừng và tự hào về những thành tựu to lớn của 30 năm đổi mới, song như lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam không thể thỏa mãn. Khát vọng về một tương lai tươi sáng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với một nền kinh tế thịnh vượng, môi trường bền vững, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa, trước hết là trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành theo đúng phương châm công khai, minh bạch “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
 
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, những vấn đề quan trọng, vừa có tính thời sự vừa có tính chiến lược đối với tương lai phát triển của Việt Nam như: Năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, hệ thống sáng tạo, môi trường sinh thái, an sinh xã hội, phân cách giàu nghèo... đã được các chuyên gia của WB và của Việt Nam cùng nghiên cứu, trao đổi, từ đó đưa ra đánh giá, phân tích, khuyến nghị có tính khoa học, khách quan. Những khuyến nghị trong Báo cáo sẽ được Chính phủ Việt Nam tham khảo trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020) và nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2020-2030.
 
"Chúng tôi sẽ triển khai cơ chế theo dõi, đánh giá kết quả tham khảo, vận dụng những khuyến nghị của Báo cáo đồng thời tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cập nhật những vấn đề quan trọng đối với quá trình phát triển", Phó Thủ tướng khẳng định.

Báo cáo Việt Nam 2035 gồm 7 chương nghiên cứu và đề xuất nhiều kiến nghị quan trọng để Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Báo cáo đưa ra mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường. Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hằng năm khoảng 7%, tăng trưởng GDP hằng năm là 8%, để đến năm 2035 Việt Nam đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000-18.000 USD.


Nguồn: SGGPO


KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN