In Trang

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP

1. Nguyên tắc đầu tư 

HFIC thực hiện việc đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc sau

- Tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro, bảo đảm an toàn và phát triển vốn nhà nước Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho HFIC.

- Tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố và vùng kinh tế khác trên cơ sở các khoản đầu tư đem lại hiệu quả tài chính (trừ những dự án do chủ sở hữu chỉ định).

- Mở rộng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành trong cả nước.

2. Hình thức đầu tư vốn

- Đầu tư thanh lập doanh nghiệp mới để thực hiện dự án;

- Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác;

- Đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác;

- Đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác;

- Liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư;

- Đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

3. Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán

HFIC được đầu tư vào các lĩnh vực này theo các quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định do tiếp nhận các doanh nghiệp mà thành phố chuyển giao, HFIC phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định.

4. Sơ đồ quy trình đầu tư tại HFIC


Ghi chú:

(1):  Thu thập thông tin đầu tư

(2): Chuẩn bị lập và phân tích báo cáo đầu tư

(3): Thẩm định và ra quyết định đầu tư

(4): Triển khai đầu tư

(5): Quản lý đầu tư và thoát vốn

Thuyết minh quy trình đầu tư


Đầu tư trực tiếp

Đầu tư gián tiếp

(1) Thu thập thông tin đầu tư

a. Nội dung

- Về pháp lý dự án: xem xét chủ trương đầu tư của dự án có phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển, an toàn môi trường của thành phố. 

- Nhu cầu đất sử dụng, quy mô đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm; 

- Nhu cầu vốn đầu tư, năng lực tài chính của các đối tác tham gia, giải pháp vốn cho dự án;

- Hình thức đầu tư;

- Kế hoạch đầu tư và khai thác dự án.

 


b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Kế hoạch-Xúc tiến Đầu tư

a. Nội dung

- Quy mô và cơ cấu dự kiến đầu tư;

- Thông tin cơ bản về tổ  chức phát hành;

- Điều lệ và các quy chế quản lý nội bộ của tổ chức phát hành;

- Sản phẩm và dịch vụ của tổ chức phát hành;

- Chiến lược kinh doanh và tiếp thị;

- Thị trường và đối thủ cạnh tranh;

- Cơ cấu tổ chức và tình hình quản trị công ty;

- Báo cáo tài chính và các dự án  của công ty;

- Các thông tin cần thiết khác.

b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Kế hoạch-Xúc tiến Đầu tư

(2) Chuẩn bị lập và phân tích báo cáo đầu tư

a. Nội dung

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;

- Lựa chọn hình thức đầu tư;

- Các phương án địa điểm cụ thể;

- Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có);

- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ;

- Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường;

- Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư;

- Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động;

- Phân tích hiệu quả đầu tư;

- Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư,thời gian khởi công, thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng;

- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.

b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Quản trị Rủi ro

c. Cấp phê duyệt: Ban Tổng Giám đốc

a. Nội dung

- Giới thiệu công ty, doanh số, cơ cấu tổ chức công ty;

- Quy mô vốn, cơ cấu cổ đông, tài sản chủ yếu;

- Phân tích ngành: chu kì kinh doanh, các nguồn cung, người mua cuối cùng, sức mua, xu hướng giá, lợi nhuận ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tới;

- Phân tích doanh nghiệp: chiến lược kinh doanh, ban quản trị, phân tích SWOT, phân tích tài chính, các rủi ro liên quan, khả năng tăng trưởng,...

- Định giá cổ phiếu và giá trị công ty: tùy theo đặc điểm của từng công ty mà có phương pháp phù hợp;

- Đề xuất phương thức đầu tư, khối lượng và mức giá đầu tư, phương án thoát và các điều kiện đi kèm việc đầu tư.

 

 

 

 

b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Quản trị Rủi ro

c. Cấp phê duyệt: Ban Tổng Giám đốc

(3) Thẩm định và ra quyết định đầu tư

a. Nội dung

Thẩm định các nội dung sau

Đầu tư trực tiếp thanh lập doanh nghiệp mới

- Các văn bản pháp luật có liên quan tới việc đầu tư trực tiếp dưới hình thức đầu tư thanh lập doanh nghiệp mới; lập doanh nghiệp để thực hiện dự án; đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác.

- Báo cáo khảo sát thực địa, các căn cứ pháp lý, báo cáo đầu tư tóm tắt hoặc đề án khả thi về việc thanh lập doanh nghiệp/ đầu tư dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), trong đó thể hiện hiệu quả hoạt động và rủi ro của dự án đối với trường hợp đầu tư thanh lập doanh nghiệp mới / doanh nghiệp dự án.

- Giấy phép thanh lập doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp, Báo cáo tài chính 2 năm liền kề và kế hoạch chiến lược hoạt động đối với doanh nghiệp đã hoạt động ổn định.

- Các tài liệu cung cấp thông tin về đối tác/những đối tác trong doanh nghiệp mà HFIC xem xét tham gia góp vốn.

- Các tài liệu khác nếu có.

Đầu tư trực tiếp vào các dự án với tư cách là chủ đầu tư

- Các nội dung tương tự phần (i)

- Các tài liệu liên quan tới chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trọng tâm, trọng điểm của Đảng và Nhà nước.

- Các văn bản pháp luật có liên quan tới việc đầu tư trực tiếp vào các dự án, trong đó HFIC với tư cách là chủ đầu tư dự án.

- Các tài liệu cung cấp thông tin về các đối tác cùng tham gia hợp tác đầu tư vào dự án với HFIC dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán

Thẩm định để lựa chọn đầu tư chứng khoán do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành hoặc chứng khoán phát hành bởi các công ty cổ phần hội đủ các điều kiện sau:

- Quy mô công ty: trung bình hoặc lớn (có vốn điều lệ tối thiểu từ 100 tỷ VNĐ);

- Ngành nghề: thuộc khối các ngành nghề có tiềm năng;

- Tính thanh khoản: mức giao dịch bình quân/ngày trong 3 tháng gần nhất tối thiểu là 50.000 chứng khoán (áp dụng cho hình thức đầu tư ngắn hạn);

- Yếu tố quản trị: hệ thống quản trị tốt; hệ thống kế toán minh bạch, rõ rang; có chiến lược đầu tư kinh doanh rõ rang và có triển vọng;

- Chỉ số tài chính:

. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình là 15% trong 2 năm liên tiếp và có thể thay đổi tùy theo doanh nghiệp;

. Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt, tối thiểu bằng mức tăng trưởng của ngành;

. Tình hình tài chính lành mạnh, luân chuyển tiền tệ tốt;

. Cổ tức ổn định.

b. Phòng/Ban thực hiện

Phòng Đầu tư trình báo cáo đầu tư cho Hội đồng đầu tư của HFIC thẩm định và có ý kiến kết luận (đồng ý/không đồng ý) đầu tư theo đề xuất và trình cho cấp thẩm quyền ra quyết định đầu tư theo phân cấp.

c. Cấp phê duyệt

- Mức vốn đầu tư vào một dự án hoặc một doanh nghiệp có giá trị từ 10% vốn điều lệ của HFIC trở lên do UBND.TP quyết định.

- Mức vốn đầu tư vào một dự án hoặc một doanh nghiệp có giá trị từ 2% đến dưới 10% vốn điều lệ của HFIC do Hội đồng thành viên HFIC quyết định.

- Mức vốn đầu tư vào một dự án hoặc một doanh nghiệp có giá trị dưới 2% vốn điều lệ của HFIC do Tổng giám đốc HFIC quyết định.

Cấp quyết định đầu tư vốn tại các khoản nêu trên đồng thời cũng là cấp quyết định việc tăng, giảm vốn, thoát vốn (thu hồi vốn) của dự án đó. Việc đầu tư vào các hoạt động ngoài các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của HFIC, việc góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư hoặc góp vốn đầu tư thanh lập công ty ở nước ngoài do UBND.TP xem xét quyết định.

(4) Triển khai đầu tư

a. Nội dung

Đầu tư trực tiếp thanh lập doanh nghiệp mới

- Cùng các đối tác hoàn thiện thủ tục đăng ký thanh lập doanh nghiệp.

- Tiến hành góp vốn theo tiến độ.

- Lập thủ tục cử đại diện vốn.

- Theo dõi, thực hiện báo cáo tiến độ của dự án.

Đầu tư trực tiếp vào dự án với tư cách là chủ đầu tư

- Hoàn chỉnh pháp lý dự án.

- Chuẩn bị mặt bằng đầu tư dự án.

- Đề xuất và thực hiện phương thức quản lý dự án.

- Lập kế hoạch đấu thầu.

- Xây dựng kế hoạch vốn.

- Triển khai thi công.

- Nghiệm thu công trình và bàn giao.

b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Tài chính - Kế toán

c. Cấp phê duyệt

Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc.

a. Nội dung

- HFIC cùng với các đối tác hoàn thiện các thủ tục để cơ quan ban ngành cấp giấy chứng nhận đầu tư và thủ tục đăng ký thanh lập doanh nghiệp.

- Tiến hành việc góp vốn đầu tư thanh lập doanh nghiệp theo tiến độ.

- Lập thủ tục cử đại diện vốn và/hoặc nhân sự tham gia vào Doanh nghiệp dự án.

- Theo dõi và thực hiện báo cáo tiến độ thực hiện dự án.

 

 

 

 

 

 



b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Tài chính - Kế toán

c. Cấp phê duyệt

Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc.

(5) Quản lý đầu tư và thoát vốn

a. Nội dung

Căn cứ vào tình hình triển khai dự án và kế hoạch đầu tư hàng năm của HFIC, Phòng Đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý dự án theo đúng quy chế đầu tư hiện hành do HFIC xây dựng và có trách nhiệm lập và triển khai kế hoạch thoát vốn đầu tư đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

b. Phòng/Ban thực hiện

- Chủ trì: Phòng Đầu tư

- Phối hợp: Phòng Tài chính-Kế toán, Phòng Quản lý vốn nhà nước

c. Cấp phê duyệt: Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc

 

,